• Chào mừng các bạn đến với Gnomio site

    Một trải nghiệm tuyệt vời của NHÓM 7!

    Gnomio là một dịch vụ lưu trữ miễn phí, cho phép người dùng sử dụng nền tảng Moodle™ để tạo và quản lý các lớp học trực tuyến, hay còn gọi là các khóa học điện tử. Nói cách khác, Gnomio là nơi bạn có thể tạo ra một môi trường học tập trực tuyến, nơi học sinh, sinh viên có thể truy cập tài liệu, tham gia thảo luận và thực hiện các bài kiểm tra, tất cả đều được thực hiện trên nền tảng Moodle™.

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục tạo nên những đột phá đáng kinh ngạc, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng nhóm 7 chúng tôi tìm hiểu chi tiết những ứng dụng của công nghệ này.

    Links of interest:

    (You can edit or remove this text)
    •                           LỜI GIỚI THIỆU 

                                                               -----------&&&&------------

      1. Lợi ích của AI cho giáo viên

      Trước hết, AI cho giáo viên sở hữu nhiều lợi ích to lớn như sau: 

       

      1.1 Giúp đổi mới phương pháp học tập

      So với trước đại dịch Covid-19, hiện nay hình thức học tập online đã phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nói cách khác, việc thay đổi phương thức học tập hoàn toàn sang học online qua các ứng dụng như: Zoom, Teams,… đã thúc đẩy việc ứng dụng AI cho giáo viên trong giảng dạy.

      Đổi mới phương pháp giảng dạy giúp việc ứng dụng AI cho giáo viên được dễ dàng hơn, yêu cầu sự thích ứng nhanh chóng của những “người lái đò” trong thời đại mới.

      1.2 Giúp xây dựng được lộ trình cá nhân hóa cho học sinh

      Việc ứng dụng AI cho giáo viên sẽ giúp vạch ra lộ trình học tập riêng và phù hợp cho từng em học sinh. Giáo viên có thể quản lý tốt hơn các thành viên trong lớp, hiểu được những điểm mạnh điểm yếu của từng bạn. Từ đó, cung cấp một lộ trình cá nhân hóa riêng biệt để bạn phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm hiện có để nâng cao chất lượng học tập.

      1.3 Giúp việc dạy và học trở nên thú vị hơn

      Với sự hỗ trợ của AI cho giáo viên, việc tạo các slide, powerpoint thuyết trình trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nhờ đó, cách kiến thức truyền tải cho học sinh cũng sinh động, dễ hiểu, trực quan hơn so với giáo trình chữ truyền thống.

      Việc học tập thông qua nhiều phương tiện khác nhau: video, hình ảnh, âm thanh,.. thay vì chỉ tập trung ghi chép và nghe giảng từ giáo viên sẽ hiệu quả hơn cho các bạn học sinh trong việc tiếp thu và ghi nhớ kiến thức. Đồng thời, điều này cũng sẽ giúp quá trình giảng dạy của thầy cô dễ dàng hơn.

      >>> Đọc thêm: Giáo viên làm chủ AI: Cách giáo dục mới tiếp tục dẫn dắt thời đại 4.0

      2. Ứng dụng của AI cho giáo viên

       
       
      Ứng dụng của AI cho giáo viên (Nguồn ảnh: internet)

      Hiểu được những lợi ích to lớn trên, giáo viên sẽ có nhận thức đúng đắn về vai trò của AI và ứng dụng AI một cách hiệu quả.

      2.1 Giúp tổng hợp và thu thập dữ liệu

      Khi ứng dụng AI cho giáo viên, trí tuệ nhân tạo sẽ thực hiện hiện tìm kiếm, thu thập và tổng hợp dữ liệu cũng như thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ quá trình học tập cho học sinh.

       

       

      Thông qua quá trình tìm kiếm dữ liệu của AI, giáo viên có thể dễ dàng đề ra kế hoạch giảng dạy cá nhân hóa phù hợp với từng học sinh và những yếu tố ngoại cảnh khác. Điều này cũng giúp giáo viên hệ thống được các dữ liệu về học sinh của mình một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian cho những tác vụ quan trọng hơn.

      2.2 Trợ lý cá nhân (Chatbot)

      AI cho giáo viên – Chatbot đóng vai trò như các trợ lý, giúp giáo viên rất nhiều công việc đơn giản nhưng lại tiêu tốn thời gian như truyền tải kiến thức, giải đáp thắc mắc, lưu trữ thông tin, theo dõi quá trình học tập của học sinh,… Việc sử dụng chatbot sẽ giúp giáo viên có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin cũng như đặt câu hỏi liên quan đến bài học để mang lại những thông tin chính xác trong thời gian ngắn nhất. 

      Hiện nay, một số trường đại học đã thử nghiệm việc sử dụng chatbot cho các nhiệm vụ lặp đi lặp lại của giáo viên như trả lời các câu hỏi thường gặp của sinh viên. 2 trường đại học hàng đầu là Đại học Staffordshire ở Vương quốc Anh và Georgia Tech đều đã phát triển các chatbot cung cấp hỗ trợ 24/7 cho sinh viên.

      2.3 Giúp chấm điểm bài thi

      Ai cho giáo viên được sử dụng bằng cách thầy cô có thể thiết lập những điều kiện cho đáp án của bài thi để AI chấm điểm. Nếu điều kiện chấm thay đổi, tất cả bài thi sẽ tự động cập nhật lại điểm cách tự động. Giáo viên có thể dễ dàng xem thống kê về tỷ lệ đúng sai trong từng phần của từng bài thi và gửi thẳng kết quả cho học viên trực tuyến nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Một máy tính thực hiện các công việc chấm điểm cho giáo viên không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo tính nhất quán, công bằng trong điểm số. 

      Theo một bài báo năm 2021 đăng trên OxJournal, Trung Quốc đã sử dụng nền tảng chấm điểm tự động AI với số lượng ngày càng tăng, với khoảng 1/4 trường học ở quốc gia này đang thử nghiệm nền tảng chấm điểm tự động học máy.

      2.4 Định vị lại vai trò của người dạy

      Khi ứng dụng AI cho giáo viên, thầy cô chỉ đóng vai trò quan sát và tập trung vào các vấn đề về giao tiếp, cảm xúc; học sinh giữ vị trí trung tâm còn AI chỉ thực hiện các lệnh được yêu cầu ở mức căn bản. 

      AI thực ra không thể làm lung lay vai trò của giáo viên, biến công việc họ trở nên không cần thiết, mà lại là cơ hội để đưa công việc của giáo viên trở về với đúng ý nghĩa của giáo dục: là một người truyền cảm hứng, để khơi gợi trí tò mò, mong muốn tìm tòi và khám phá tri thức của học sinh.

      Sự đồng hành đúng đắn của giáo viên sẽ tạo ra mục tiêu để học sinh nỗ lực hơn, biết lắng nghe hơn và trở thành một phiên bản tốt nhất dựa trên tài năng của chính bản thân mình.

      • Lời khuyên: Có nên lạm dụng Chat GPT vào cuộc sống?
      •  
    • Toàn bộ quyền của trẻ em theo Luật Trẻ em 2016

      1. Quyền sống

      Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.

      2. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

      Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

       

      3. Quyền được chăm sóc sức khỏe

      Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

      4. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

      Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

      5. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

      - Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

      - Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

      6. Quyền vui chơi, giải trí

      Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

      7. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

       

      - Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.

      - Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

      8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

      Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

      9. Quyền về tài sản

      Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.

      10. Quyền bí mật đời sống riêng tư

      - Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

      - Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

      11. Quyền được sống chung với cha, mẹ

      Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

      Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

      12. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

      Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo Điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.

      13. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

      - Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

      - Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

      14. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

      Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.

      15. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

      Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

      16. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

      Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

      17. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt

      Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.

      18. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

      Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

      19. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

      Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.

      20. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang

      Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.

      21. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội

      Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với Điều kiện kinh tế - xã hội nơi trẻ em sinh sống và Điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.

      22. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội

      Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.

      23. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

      Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.

      **Quyền của trẻ em khuyết tật

      Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.

      **Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

      Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

      Căn cứ: Điều 12 đến Điều 36 Luật Trẻ em 2016.

      Trẻ em là người dưới 16 tuổi

      Luật Trẻ em 2016 quy định nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em như sau:

      - Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình.

      - Không phân biệt đối xử với trẻ em.

      - Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.

      - Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

      - Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành và địa phương.

    •     

        

Available courses

Khi dùng HTML để lập trình web, bạn có lẽ sẽ quan tâm đến việc giúp trang web trông chuyên nghiệp và tiện lợi hơn. CSS là cách tốt nhất để làm điều đó. CSS cho phép bạn áp dụng các thay đổi trên toàn bộ trang web mà không cần phải sử dụng nhiều thành phần HTML Inline.

Chúng tôi sẽ giới thiệu về cách tạo Inline Stylesheet để bạn có thể thực hành các kỹ năng CSS của mình, sau đó là 10 ví dụ đơn giản để chỉ cho bạn cách thực hiện một số điều cơ bản. Từ đó, bạn có thể làm nhiều thứ hơn trên trang web của mình với CSS!


Site announcements

There are no discussion topics yet in this forum

Course categories